Trong đó, theo hướng dẫn tại Mục 2 Phần II (áp dụng đối với công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài nhà nước) thì công đoàn cơ sở phải chủ động đề nghị doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ tại nơi làm việc căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và đặc điểm, tình hình lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động thì khuyến khích doanh nghiệp ban hành Quy chế dân chủ.

Khi tham gia xây dựng Quy chế dân chủ, công đoàn cơ sở cần đề xuất doanh nghiệp bổ sung vào Quy chế những nội dung liên quan đến quyền lợi của người lao động chưa được quy định trong Luật, Nghị định như: các nội dung doanh nghiệp phải công khai; các nội dung người lao động được tham gia ý kiến; các nội dung người lao động được quyền quyết định; các nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát; bổ sung các hình thức tổ chức hội nghị người lao động.

Khi tham gia tổ chức hội nghị người lao động, công đoàn cơ sở cần chủ động đề xuất, thống nhất với doanh nghiệp về hình thức, nội dung, quy trình tổ chức hội nghị người lao động để bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phát huy được quyền dân chủ của đoàn viên, người lao động. Trong đó, nên đề xuất tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm và khuyến khích tổ chức hội nghị người lao động ở các doanh nghiệp có dưới 10 đoàn viên.

Hướng dẫn có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021.

Các biểu mẫu được ban hành kèm theo Hướng dẫn này:

– Biên bản đối thoại định kỳ/khi có có yêu cầu/khi có vụ việc (Mẫu 01)

– Nghị quyết hội nghị người lao động năm … (Mẫu 02)

– Biên bản hội nghị người lao động năm … (Mẫu 03)

– Quyết định ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở (Mẫu 04)

– Bảng tổng hợp số liệu kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở 6 tháng/năm…. (Mẫu 05)

– Maket hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; hội nghị người lao động (Mẫu 06) Nguồn: LuatVietnam.NET

0918 79 1968