I. BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Có thể đăng nhập VssID từ app VNeID

Công văn số nhấn để xem ngày 10/6/2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc tiếp tục duy trì cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID

Văn bản yêu cầu BHXH các tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp linh hoạt, chủ động, sáng tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình địa phương mình để tăng số lượng người cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID.

Đồng thời tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết việc VssID đã được tích hợp đăng nhập cùng với ứng dụng VNeID (theo hướng dẫn tại Công văn số 2223/CNTT-PM ngày 20/10/2023) và cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo như: giả mạo cán bộ BHXH liên hệ cài đặt VssID có thu phí dịch vụ; giả mạo ứng dụng VssID của cơ quan BHXH. Nguồn: LuatVietnam.NET

2. Lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Nghị định này chính thức điều chỉnh tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng kể từ ngày 1/7/2024.

Riêng với những người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước năm 1995, nếu sau khi điều chỉnh tăng 15% mà mức hưởng còn thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm như sau: tăng thêm 300.000 đồng/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đến dưới 3.500.000 đồng/tháng.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 và thay thế Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023. Nguồn: LuatVietnam.NET

3. Lao động nam xin nghỉ thai sản cần nộp giấy tờ gì?

Tôi đóng BHXH được 15 năm, vợ tôi mới sinh con, theo quy định, tôi được nghỉ 5 ngày. Tôi cần nộp giấy tờ gì để hưởng quyền lợi này?

Luat Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Theo thư ông trình bày, chưa có thông tin về việc tại thời điểm vợ của ông sinh con thì ông có đang đóng BHXH hay không? Do đó, BHXH Việt Nam chưa có căn cứ trả lời ông có thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con hay không. BHXH Việt Nam cung cấp các quy định chung để ông tham khảo, đối chiếu với trường hợp của mình:

Tại Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Tại Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định, lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 101 Luật BHXH năm 2014 quy định:

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập. Nguồn: LuatVietnam.NET

4. Từ 1/7/2024, trợ cấp tã lót khi sinh con được tăng lên 4,68 triệu đồng

Vợ chồng tôi đang lên kế hoạch có em bé nên tìm hiểu các chế độ thai sản. Tôi nghe nói nếu sinh con từ sau ngày 1/7 thì lao động nữ được nhận thêm tiền. Cụ thể là những khoản nào?

Luat Thạc sĩ luật Nguyễn Trúc Anh:

Nghị quyết kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 chính thức thông qua nội dung tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, từ ngày 1/7/2024. Theo đó, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tính theo mức lương cơ sở sẽ tăng kể từ thời điểm này, trong đó có chế độ dành cho lao động nữ sinh con.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản bao gồm:

– Tiền hưởng chế độ thai sản = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x 6 tháng.

– Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Kết thúc thời gian nghỉ thai sản, trong vòng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy trường hợp, cụ thể như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Lưu ý: Số ngày nghỉ hưởng chế độ này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng không được vượt quá quy định nêu trên. Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được nhận 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, lao động nữ sinh con từ sau ngày 1/7/2024 được nhận thêm tiền, bao gồm các khoản trợ cấp một lần khi sinh con và chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Để giúp bạn đọc dễ hiểu về khoản tiền được nhận thêm nếu sinh con từ sau ngày 1/7/2024, dưới đây là ví dụ minh họa:

Trường hợp 1: Chị Phương sinh một con vào ngày 28/12/2023 theo phương pháp sinh thường. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ sinh con của chị là 7 triệu đồng. Vì vậy, chế độ thai sản khi sinh con của Phương được tính như sau:

– Tiền hưởng chế độ thai sản = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x 6 tháng = 7 triệu đồng x 06 tháng = 42 triệu đồng.

– Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con = 2 x 1,8 triệu đồng = 3,6 triệu đồng

Tổng cộng, chị Phương được nhận 45,6 triệu đồng tiền hưởng chế độ thai sản.

Sau 6 tháng nghỉ thai sản, nếu chị Phương cảm thấy sức khỏe chưa thể phục hồi thì có thể đề nghị nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản với thời gian nghỉ tối đa là 5 ngày.

Số tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản = 5 ngày x 30% x 1,8 triệu đồng = 2,7 triệu đồng.

Trường hợp 2: Chị Tâm dự kiến sinh con vào ngày 10/7/2024 theo phương pháp sinh thường. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ sinh con của chị Tâm là 7 triệu đồng. Chế độ thai sản khi sinh con của chị Tâm được tính như sau:

– Tiền hưởng chế độ thai sản = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x 6 tháng = 7 triệu đồng x 6 tháng = 42 triệu đồng.

– Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con = 2 x 2,34 triệu đồng = 4,68 triệu đồng.

Tổng cộng, chị Tâm sẽ được nhận 46,68 triệu đồng tiền hưởng chế độ thai sản.

Tương tự với trường hợp của chị Phương, sau khi kết thúc 6 tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản, nếu chị Tâm vẫn chưa thể phục hồi sức khỏe thì có thể đề nghị được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản với thời gian tối đa 5 ngày.

Số tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản = 5 ngày x 30% x 2,34 triệu đồng = 3,51 triệu đồng. Nguồn: LuatVietnam.NET

II. HÓA ĐƠN

1. Về việc chấn chỉnh công chức Thuế trong công tác quản lý hóa đơn

Công văn số 2698/TCT-TCCB ngày 24/6/2024 của Tổng cục Thuế về việc tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật; xác định, xử lý nghiêm trách nhiệm của lãnh đạo và công chức liên quan trong công tác quản lý và sử dụng hóa đơn

Văn bản chấn chỉnh các Cục thuế, các Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn. Nguồn: LuatVietnam.NET

2. Số thuế nộp thay cho hộ khoán có thể hiện trên hóa đơn?

Công văn số 34678/CTHN-TTHT ngày 7/6/2024 của Cục Thuế TP. Hà Nội quy định về hóa đơn

Cục thuế TP. Hà Nội lưu ý, đối với nội dung của hóa đơn, Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Định dạng dữ liệu hóa đơn điện tử (hóa đơn giá trị gia tăng) thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Mục II của Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021.

Trường hợp Công ty khai, nộp thuế thay cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP (khi chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu, chi hỗ trợ) thì đối với khoản thuế nộp thay này, Công ty không thể hiện trên hóa đơn mà áp dụng lập chứng từ thu/chi.

III. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

1. Lương ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá 24.252 đồng/USD để tính đóng BHXH trong 6 tháng cuối năm 2024

Công văn số 4773/BHXH-TST ngày 2/7/2024 của Bảo hiểm xã hội TP. HCM về thông báo tỷ giá ngoại tệ 6 tháng cuối năm 2024 (1 trang)

Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội TP. HCM, tiền lương bằng ngoại tệ phát sinh trong 6 tháng cuối năm 2024 sẽ được quy đổi sang VND theo tỷ giá 24.252 đồng/USD, áp dụng kể từ ngày 1/7/2024.

Tỷ giá nêu trên được xác định căn cứ theo Thông báo số 229/TB-NHNN ngày 1/7/2024 và dùng để quy đổi các khoản lương trả bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam khi tính mức đóng BHXH theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP

2. Hợp đồng lao động của người nước ngoài không được ký quá thời hạn của giấy phép

Xin hỏi, hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn tối đa mấy năm?

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Anh, Công ty Luật TNHH YouMe:

Khoản 2 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

  1. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Điều 10 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định về thời hạn của giấy phép lao động như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
  2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
  3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
  8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn không quá 02 năm theo quy định được trích dẫn ở trên.

0918 79 1968